Tìm hiểu về 12 loại xe đạp phổ biến hiện nay
Xe đạp đua hay xe đạp địa hình? Liệu bạn có đang gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định khi chọn lựa các loại xe khác nhau? Làm thế nào để có thể chọn một chiếc xe đạp phù hợp với mình?
Như người ta vẫn thường nói: “Mỗi người một việc, mạnh ai nấy làm”, mỗi loại xe đều có những ưu và nhược điểm riêng. Khi lựa chọn một chiếc xe đạp, đa phần phụ thuộc vào “gu” của mỗi chúng ta, môi trường đạp xe và quãng đường di chuyển cũng là những yếu tố để đưa ra quyết định. Không dài dòng nữa, sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các loại xe đạp phổ biến hiện nay:
Các loại xe đạp phổ biến hiện nay- Xe đạp đua
“Nhanh và nhẹ” là các từ để chỉ về xe đạp đua, điều này cũng khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu để di chuyển với tốc độ cao trên đường trải nhựa, đường kính bánh lớn và lốp xe bé giúp giảm lực cản trên đường và khiến cho người lái di chuyển nhanh hơn. Nhưng độ bám đường của chúng không tốt, nên thường dễ mắc phải những “cạm bẫy” như vỉa hè, ống thoát nước thẳng đứng…
Ngoài chủ xe ra, trộm cũng rất yêu thích loại xe này, vậy nên không thích hợp cho việc dừng đỗ lung tung. Xe không có khả năng chuyên chở, tư thế lái cũng khá thô, chỉ thích hợp cho chơi thể thao hoặc thi đấu.
- Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, tốc độ cao
- Nhược điểm: Tư thế lái khá thô (nhoài người ra phía trước), tính năng vượt địa hình thấp, không có khả năng chuyên chở
Xe đạp địa hình
Xe đạp địa hình (Mountain bike), đúng như tên gọi, được sản xuất dành cho những cung đường rừng núi gồ ghề. Xe có trang bị phanh đĩa, lốp xe nhiều gai, độ bền cao và có đầy đủ phuộc giảm xóc, giúp cho các tay đua có đủ tự tin khi lái xe.
Nhiều công nghệ khác nhau trên xe đạp địa hình được nghiên cứu và phát triển dành riêng cho đường rừng núi. Nếu “đam mê” của bạn không phải là việt dã, bạn có thể chọn những loại xe đạp khác phù hợp hơn. Sử dụng xe đạp địa hình để di chuyển trên đường trải nhựa không những chậm, mà còn “tốn công vô ích”.
- Ưu điểm: Lực phanh tốt, khả năng vượt địa hình tốt, chạy tốt trên địa hình rừng núi
- Nhược điểm: Trọng lượng nặng, khó khăn khi di chuyển trên đường bằng, tốc độ xe chậm
Loại hình xe đạp lai – “Xe đạp đua tay ngang”
Xe đạp đua tay ngang khác với xe đạp đua tay cong truyền thống. Đặc trưng cơ bản là ghi đông ngang, ghi đông cánh én và sử dụng bánh xe với đường kính 700C cùng lốp xe rộng hơn, không những có thể đáp ứng nhiều nhu cầu về mặt đường, mà lốp xe rộng còn mang lại cảm giác thoải mái hơn khi lái. Các mẫu xe còn được trang bị “phanh chữ V”, “kẹp phanh”, thậm chí cả phanh đĩa của xe đạp địa hình.
“Xe đạp đua tay ngang” cấp thấp chủ yếu sử dụng bộ chuyển động 3 đĩa tốc độ và bộ chuyển động của xe địa hình, trong khi các mẫu xe cao cấp khác sử dụng bộ chuyển động cao cấp hơn hoặc bộ chuyển động chuyên dùng cho “xe đạp đua tay ngang”.
Ba nhà sản xuất linh kiện xe đạp lớn: Shimano, Campagnolo, SRAM đều có bộ tay đề chuyển tốc dành riêng cho “ghi đông tay ngang”. Xe đạp đua tay ngang là một phương tiện được thiết kế để giúp việc đi lại trên đường bằng trở nên thoải mái, nhanh chóng và nhẹ nhàng, chủ yếu được sử dụng cho mục đích thể thao, thư giãn, giải trí, dã ngoại, du lịch và đi lại hàng ngày.
- Ưu điểm: Có tốc độ chậm hơn xe đạp đua tuy nhiên tư thế sẽ thoải mái hơn
- Nhược điểm: Về cơ bản tương tự với xe đạp đua
Loại hình xe đạp lai – “Xe Sơn Mã”
“Xe Sơn Mã” là từ một chiếc xe đạp địa hình thông thường giờ đây trang bị thêm chế độ tăng tốc cho xe chạy trên đường bằng, thay phuộc nhún thành phuộc đơ, thay lốp có gai thành lốp trơn… để chuyên sử dụng đi trên đường nhựa, không liên quan gì đến đường rừng núi.
Tuy nhiên “Xe Sơn Mã” không hề sở hữu tính năng việt dã của một chiếc xe đạp địa hình thực thụ, cũng không có tốc độ và trọng lượng nhẹ của xe đạp đua. Loại xe được chuyển thể gượng ép từ xe địa hình sang xe đua này có đặc trưng vô cùng mơ hồ.
- Ưu điểm: Có tư thế lái thoải mái của xe địa hình và có thể trở lại thành xe đạp địa hình sau khi thay linh kiện
- Nhược điểm: Tốc độ, trọng lượng không bằng “Xe đạp đua tay ngang”, khả năng vượt đường không bằng xe đạp địa hình, có đầy đủ các tính năng nhưng hiệu quả không bằng các dòng chuyên dụng
Xe đạp phố
Xe đạp phố chủ yếu phục vụ cho mục đích ban đầu của xe đạp là đi lại. Điều hấp dẫn nhất ở chúng là sự cơ bản, cấu trúc xe rất đơn giản và có ưu điểm rất lớn là gần như “không cần bảo trì”. Xe có số cố định và bộ chuyển tốc đủ để đáp ứng nhu cầu di chuyển cơ bản. Trong những năm gần đây, xe đạp phố ngày càng hướng tới phong cách “cổ điển”, tinh tế, thoải mái và mang tính “nghệ thuật”. Loại xe này đã trở thành một dấu ấn độc đáo trong thành phố.
- Ưu điểm: Thiết thực, thanh lịch, chắc chắn (mức độ tin cậy cao)
- Nhược điểm: Do chức năng chính là đi lại nên nhược điểm của xe là nặng và chậm
Xe du lịch
Xe du lịch là mẫu xe thiết thực thứ hai trong danh sách này! Xe đạp du lịch đường dài chuyên dụng có khung được làm bằng thép, được trang bị bánh xe 700C của xe đạp đua hoặc bánh 26 inch phổ biến của xe đạp địa hình. Thiết kế chuyên biệt giúp xe có độ bền cao, chịu lực mạnh, khả năng chịu tải tốt, giúp dễ dàng mang theo cả “gánh nặng gia đình”, đồ dùng, trang thiết bị đủ dùng trong hàng tháng trời.
- Ưu điểm: Độ bền cao, chịu lực mạnh, linh hoạt và có khả năng chịu tải lớn
- Nhược điểm: Trọng lượng nặng, khá lỉnh kỉnh nếu chỉ di chuyển trong phạm vi ngắn
E-Bike (Xe đạp trợ lực điện)
Điểm khác biệt lớn nhất giữa E-Bike (xe đạp điện trợ lực), xe đạp bình thường và xe điện nằm ở “động cơ kết hợp” độc đáo. “Điện trợ lực” là sự kết hợp hài hòa giữa mô-men xoắn bàn đạp và mô-men xoắn động cơ, trong đó lực đạp vẫn là chính, còn động cơ góp phần hỗ trợ. Khi tắt động cơ điện bạn vẫn có thể đạp xe bình thường, nhưng nếu dừng bàn đạp thì xe không thể di chuyển. Không giống với xe điện thông thường là chỉ cần vít tay lái liền có thể di chuyển.
Chẳng phải đạp xe chỉ cần sử dụng sức người thôi sao? Tại sao lại cần động cơ bên ngoài hỗ trợ? Đạp xe đường núi không chỉ giúp người lái tận hưởng cảm giác sảng khoái khi cho xe xuống dốc, mà còn khuyến khích họ dùng sức mình để đưa xe lên dốc.
Trên thực tế, không phải mỗi người chơi xe đều là những tay đua chuyên nghiệp (đặc biệt là con gái). Để có một đôi chân khỏe và một thể lực tốt như vậy, trước khi có thể tận hưởng cảm giác sảng khoái khi cho xe lao dốc, thì họ cũng đã từng chết đi sống lại để đối mặt với những đoạn đường lên dốc. Việc xuống dốc dù có thú vị đến mấy, nhưng người lái vẫn cần có đủ thể lực để kiểm soát xe, điều này phần nào làm giảm bớt đi niềm hứng thú của chuyến hành trình.
Từ đó, E-Bike chính là sự lựa chọn tốt nhất để tăng sự hứng khởi cho mỗi chuyến hành trình dài hoặc khi leo núi.
- Ưu điểm: Bất kỳ ai cũng có thể thoải mái tận hưởng niềm vui khi lái xe
- Nhược điểm: Cần phải sạc pin, trọng lượng xe khá nặng, giá thành cao hơn xe đạp thông thường
Xe đạp gấp
Xe đạp gấp là lựa chọn tối ưu nhất để di chuyển những quãng đường ngắn, đi lại hàng ngày hoặc di chuyển kết hợp (di chuyển kết hợp với những phương tiện giao thông khác hoặc du lịch kiểu “4+2” kết hợp đi ô tô và xe đạp)
Xe đạp gấp – mẫu xe đạp phổ biến là mẫu xe được dân văn phòng ở các thành phố lớn ưa chuộng, chúng nhỏ gọn đến mức còn có thể nhét dưới bàn làm việc. Vào giờ cao điểm ở một vài thành phố lớn, xe đạp gấp còn có thể mang lên xe bus hay tàu điện ngầm, trở thành giải pháp tốt nhất cho giao thông đô thị.
- Ưu điểm: Nhỏ gọn, là lựa chọn hàng đầu cho giao thông đô thị
- Nhược điểm: Những “chỉ tiêu về hiệu suất” như tính linh hoạt, kiểm soát, độ bền, độ mạnh và tính thoải mái của xe đều giảm đi
Loại mở rộng của xe đạp gấp – “xe có đường kính bánh nhỏ”
“Xe có đường kính bánh nhỏ” đã phổ biến ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hồng Kông, Macao, Đài Loan trong cả chục năm nay. Khung xe giống như một chiếc xe đạp đua với tỷ lệ thu nhỏ, kích thước nhỏ gọn giúp tiết kiệm không gian khi đỗ xe tại nhà. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tốc độ của người dân thành thị mà so với xe có đường kính bánh lớn, nó còn phù hợp hơn cho những tay đua không mấy chuyên nghiệp (kể cả tay đua nữ).
- Ưu điểm: Nhỏ gọn, phù hợp cho những tay đua không chuyên, những gia đình có không gian hạn chế
- Nhược điểm: Những “chỉ tiêu về hiệu suất” như khả năng kiểm soát, tính thoải mái không bằng xe có đường kính bánh lớn thông thường
Gravel Bike (Xe đạp đường cát sỏi)
Gravel Bike không giống xe đua địa hình Cyclo-Cross/CX, nó là chiếc xe đạp có thể dùng để đi làm, du lịch, leo núi, tập luyện, mua sắm hay thậm chí là thi đấu (kể cả những cuộc đua sức bền đường dài), là một “phương tiện đa năng” đánh bại mọi loại xe.
Nói một cách đơn giản, nó là sự kết hợp giữa cấu hình của xe đạp đua việt dã với thiết kế thoải mái của xe đạp đua sức bền. Do hình thức đặc biệt ấy, Gravel Bike đã nhanh chóng trở thành trào lưu được các tay đua ở Bắc Mỹ, Canada vô cùng ưa chuộng. Cũng có thể thấy từ sự thay đổi mẫu mã của các nhà sản xuất thương hiệu trong những năm gần đây, Gravel Bike đã dần thay thế các mẫu xe đua sức bền, xe đua đường dài và xe đua có thiết kế thoải mái ban đầu.
Chi phí lắp đặt hoặc mua một chiếc Gravel Bike mới không khác nhiều so với mua một chiếc “Xe Sơn Mã”. Mà ngược lại, Gravel Bike có tốc độ tốt hơn khi di chuyển trên đường nhựa, tổng trọng lượng xe nhỏ, đem lại cảm giác lái thoải mái hơn, khả năng vượt địa hình tương tự. Vậy tại sao không chọn Gravel Bike?
- Ưu điểm: Có tốc độ không thua kém xe đạp đua, khả năng vượt đường và thiết kế thoải mái tương đương như xe đạp địa hình XC
- Nhược điểm: Không có tính năng việt dã vượt trội, lốp xe thô làm giảm tốc độ của xe khi di chuyển trên đường nhựa
Xe đạp không phanh (Fixed Gear / Xe đạp líp chết)
Xe đạp không phanh (Fixed Gear) có líp và mayer bánh sau hoàn toàn cố định, trong khi líp của xe đạp thông thường thường là “líp sống”, vì vậy xe đạp không phanh còn có tên gọi khác là “xe đạp líp chết”. Chính vì “líp chết” nên người lái phải dùng bàn đạp để điều khiển bánh sau cho xe giảm tốc hoặc dừng lại.
Tất nhiên, với tỷ lệ tai nạn hàng năm cao hơn đáng kể so với các mẫu xe khác, có thể thấy, xe fixed gear vẫn luôn luôn nguy hiểm nếu không được trang bị hệ thống phanh, gây ra nhiều tai nạn giao thông. Xe không phanh thậm chí còn đã bị cấm ở một số quốc gia.
- Ưu điểm: Khá thoải mái trong việc thể hiện các kỹ năng (skill) với xe đạp
- Nhược điểm: Do thiết kế líp fix cứng cộng thêm việc không có phanh (1 số mẫu có trang bị thêm phanh tuy nhiên việc phanh cũng cần có kỹ thuật hơn so với xe thông thường) nên xe khá nguy hiểm đối với những người mới.
Xe đạp “Thể thao mạo hiểm”
“BMX”, “Xe bánh to leo dốc”, “Xe DJ”, “Xe địa hình” đều đại diện cho những dòng xe đạp thể thao mạo hiểm. Do chúng tập trung nhiều vào công nghệ và động tác lối chơi, nên chúng khác xa với xe đạp thông thường.
Chưa có đánh giá về những dòng xe “thể thao mạo hiểm”
👉 Đặt hàng Online tại: https://hellobike.vn/
————————————
HELLO BIKE – Xe đạp thể thao chính hãng!
☎ Điện Thoại:
– Miền Bắc: 0917.470.986
🌐 Facebook: HELLO BIKE – Xe Đạp Thể Thao Chính Hãng
🌐 Website: hellobike.vn
🎞 Youtube: Xe Đạp Thể Thao Hello Bike ️
🎶 Tiktok: hellobike336
🏡 Địa chỉ:
– Miền Bắc: D04 L04 An Phú Shop Villa, Dương Nội Hà Đông, Hà Nội